>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Cần tính đến hài hòa… lợi ích

Theo đó, qua kết quả nghiên cứu, rà soát, Chính phủ đề xuất xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi) và đề nghị đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), thông qua tại Kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2026).

Dự thảo Luật (sửa đổi) đánh giá, mức giảm trừ hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với các nước - Ảnh minh họa:

Dự thảo Luật (sửa đổi) đánh giá, mức giảm trừ hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với các nước – Ảnh minh họa: KTĐT

Cụ thể, Bộ Tư pháp đang hoàn thiện Dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 của Chính phủ. Dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 sẽ xem xét giảm bậc tính thuế với người làm công ăn lương từ 7 xuống 5, riêng mức giảm trừ gia cảnh sẽ chưa điều chỉnh…

Đáng nói trong Dự thảo Luật (sửa đổi) đánh giá, mức giảm trừ hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với các nước. Và Bộ Tư pháp cũng dẫn báo cáo khảo sát mức sống dân cư năm 2021 của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho thấy, thu nhập bình quân đầu người/tháng của Việt Nam trong năm 2021 (theo giá hiện hành) là 4,2 triệu đồng và nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân là 9,184 triệu đồng/tháng/người.

Theo đơn vị này, mức giảm trừ cho người nộp thuế hiện nay (11 triệu đồng/tháng) là bằng hơn 2,6 lần so với mức thu nhập bình quân đầu người (cao hơn nhiều so với mức phổ biến mà các nước đang áp dụng); đồng thời cũng cao hơn mức thu nhập bình quân của nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất. Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc (4,4 triệu đồng/tháng) cũng tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay…

Và cơ sở xác định mức giảm gia cảnh 11 triệu đồng và 4,4 triệu đồng từ năm 2020 được tính toán bằng cách lấy mức giảm trừ gia cảnh cũ nhân với tốc độ lạm phát qua các năm. Việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh chỉ được thực hiện khi biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luỹ kế qua các năm trên 20%…

>> Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Cần lưu ý đến lợi ích của người có thu nhập thấp

Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tại sao phải chờ CPI tăng tới 20% mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh - Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, tại sao phải chờ CPI tăng tới 20% mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh – Ảnh minh họa: ITN

Tuy nhiên, trước đó, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, tại sao phải chờ CPI tăng tới 20% mới điều chỉnh giảm trừ gia cảnh? Bởi thu nhập, chi tiêu của người dân và lạm phát tăng lên hàng năm nhưng mức giảm trừ gia cảnh chỉ điều chỉnh 02 lần trong hơn 15 năm qua. Cách xác định mốc điều chỉnh là khi CPI biến động trên 20% được nhà làm luật nghiên cứu vào năm 2004 – thời điểm lạm phát đang ở mức hai chữ số.

Cụ thể, theo các chuyên gia, nếu lấy 2007 là năm gốc – thời điểm ban hành Luật Thuế Thu nhập cá nhân cho thấy, mức giảm trừ gia cảnh qua các năm tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của: mức chi tiêu bình quân đầu người và lương tối thiểu vùng.

Trong đó, năm 2008, mỗi người bình quân chi tiêu khoảng 792.000 đồng thì tới năm 2020, con số này tăng 3,6 lần, lên gần 2,9 triệu đồng. Thậm chí, trong thời điểm hiện tại mức chi tiêu mỗi người dân gấp khoảng 4 lần so với thời điểm 2007, trong khi mức giảm trừ gia cảnh chưa bằng ba lần. Chưa kể, nếu so với tốc độ tăng lương tối thiểu, mức điều chỉnh gia cảnh cũng trở nên lỗi thời khi lương tối thiểu vùng 1 tới nay đã bằng ít nhất 5,5 lần, mà mức giảm trừ gia cảnh chỉ bằng 2,8 lần.

Phương pháp xây dựng giảm trừ gia cảnh về mặt lý thuyết, theo ông Nguyễn Văn Được – Tổng giám đốc Công ty Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, là chưa phù hợp. Việc quy định mốc thời điểm CPI thay đổi 20% khiến phải mất tới 5-7 năm mức giảm trừ gia cảnh mới được đổi một lần. Và vì chính sách có độ trễ lớn nên người dân luôn chịu thiệt.

Từ đó, ông Được cho rằng, cơ quan quản lý nên xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thường xuyên hơn để phản ánh kịp thời mức thay đổi của lạm phát tới chi tiêu người dân. Ví dụ, việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh nên được giao cho Chính phủ quyết định khi CPI thay đổi 3-5% để chính sách linh hoạt và hợp lòng dân hơn.

Đồng quan điểm đã nêu, bà Andrea Godfrey – Thành viên điều hành, Phụ trách bộ phận tư vấn và tuân thủ thuế thu nhập cá nhân KPMG Việt Nam nhận định, mức giảm trừ không phản ánh kịp thời những thay đổi của giá cả sinh hoạt của người dân.

“Thời gian giữa các lần điều chỉnh quá dài và không theo kịp mức tăng chi tiêu thực tế của người dân, làm tăng gánh nặng thuế và giảm thu nhập thực tế của họ trong bối cảnh giá cả biến động”, bà Andrea đánh giá.

Từ đó, bà Andrea đề nghị, lấy mốc biến động CPI 5-10% thay vì 20% như hiện nay để làm căn cứ điều chỉnh, giúp phản ánh sát sao và kịp thời mức chi tiêu của người dân.

Ngoài những ý kiến đã nêu, trước đó, không ít chuyên gia cũng cho rằng, việc lấy CPI làm thước đo điều chỉnh mức tính thuế thu nhập cá nhân, giảm trừ gia cảnh là không phù hợp. Bởi, hiện thống kê CPI chưa phản ánh hết được sự tăng giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày người dân phải chi trả. Chưa kể, theo quy định khi nào CPI tăng 20% mới trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh, nên thời gian qua việc điều chỉnh mức giảm trừ cho người lao động chưa được kịp thời, gây thiệt thòi cho người nộp thuế.

Trong khi, thực tế, lạm phát của Việt Nam thường chỉ tăng khoảng 3-4%/năm, nếu để cộng dồn CPI tăng 20% phải mất khoảng 5 năm mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Vì vậy, mức tăng CPI hàng năm đều có ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người nộp thuế. Thế nên, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh không nên chỉ dựa vào CPI, mà cần dựa cả vào mức tăng thu nhập của người dân, bởi thuế thu nhập cá nhân hiện đang áp vào người có thu nhập cao, không phải áp vào đại đa số người dân có thu nhập trung bình.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]