>> Dự thảo Thông tư về an toàn phương tiện thủy nội địa còn một số quy định thiếu khả thi

Trả lời Công văn số 7487/BCT-ĐTĐL ngày 23/11/2022 của Bộ Công Thương về việc đề nghị góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ một số quy định về tài liệu, thành phần hồ sơ tại Dự thảo.

VCCI) đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ một số quy định về tài liệu, thành phần hồ sơ tại Dự thảo - Ảnh minh họa: ITN

VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ một số quy định về tài liệu, thành phần hồ sơ tại Dự thảo – Ảnh minh họa: ITN

Thứ nhất, Điều 1.1 Dự thảo (sửa đổi Điều 7.3 Thông tư 21/2020/TT-BCT) bổ sung thành phần “tài liệu chứng minh thời gian làm việc trong lĩnh vực phát điện theo quy định” trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lĩnh vực phát điện.

Tuy nhiên, theo VCCI, quy định này chưa rõ ràng ở điểm tài liệu nào sẽ được chấp nhận là có giá trị chứng minh? và “theo quy định” là quy định cụ thể nào? Hơn nữa, quy định này có thể khiến doanh nghiệp và người lao động mất thời gian, chi phí để lấy được tài liệu.

“Theo kinh nghiệm từ các thủ tục hành chính khác, kinh nghiệm làm việc của người lao động sẽ do người lao động và doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm theo nguyên tắc hậu kiểm. Do vậy, để đảm bảo không phát sinh thủ tục hành chính mới, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này”, VCCI góp ý.

Cũng theo VCCI, góp ý này tương tự với Điều 1.2 (sửa đổi Điều 8.3), Điều 1.4 (sửa đổi Điều 9.3).

Thứ hai, Điều 1.2 Dự thảo (sửa đổi Điều 8.3 Thông tư 21/2020/TT-BCT) bổ sung thành phần bản sao hợp đồng lao động.

VCCI cho rằng, quy định này là không cần thiết vì người được nêu trong hồ sơ đương nhiên được hiểu là người lao động của doanh nghiệp. Bản sao hợp đồng lao động không có ý nghĩa nhiều trong việc chứng minh điều này.

“Theo kinh nghiệm từ các thủ tục hành chính khác, doanh nghiệp sẽ tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin này. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này”, VCCI góp ý.

Theo VCCI, góp ý này tương tự với Điều 1.4 (sửa đổi Điều 9.3).

Thứ ba, Điều 1.3 Dự thảo (sửa đổi Điều 8.4 Thông tư 21/2020/TT-BCT) bổ sung thành phần “bản sao biên bản nghiệm thu hoàn thành lắp đặt hạng mục công trình lưới điện chính”.

“Tuy nhiên, Điều 14.7a đã quy định các đơn vị truyền tải, phân phối điện phải có văn bản nghiệm thu xây dựng trước khi vận hành thương mại hoặc vận hành chính thức. Quy định tại Điều 14.7a là hợp lý vì doanh nghiệp có thể chạy song song nhiều thủ tục cùng lúc để nhanh chóng đi vào hoạt động. Khi đó, việc yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản nghiệm thu tại thời điểm nộp hồ sơ dường như là không cần thiết”, VCCI đánh giá.

Từ đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ quy định này.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]