>> “Gỡ khó” trái phiếu doanh nghiệp – Cần có chương trình “hoãn nợ” quốc gia

Thời gian qua, mặc dù một số doanh nghiệp có dư nợ TPDN lớn đã đưa ra các phương án xử lý nợ thông qua nghiệp vụ chuyển nhượng tài sản, phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược, hay huy động vốn vay nước ngoài… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là giải pháp tình thế, khó mang lại hiệu quả như mong đợi, do giá trị đáo hạn TPDN trong năm 2023 hiện vẫn ở mức cao gần 350.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 1/4 tín dụng tăng thêm), trong đó, đáo hạn TPDN bất động sản ước khoảng 130.000 tỷ đồng (tương đương 9% tín dụng tăng thêm).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi sau những đề xuất sửa đổi từ Nghị định 65/2022 - Ảnh minh họa: Economy

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ phục hồi khi các đề xuất tại Dự thảo Nghị định 65/2022 sửa đổi được ban hành – Ảnh minh họa: Economy

Thực tế, chỉ tính riêng trong tháng đầu tiên của năm 2023, doanh nghiệp bất động sản đã phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (chiếm 60% giá trị TPDN đến hạn), và doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (chiếm 34% giá trị TPDN đến hạn). Đáng nói, nếu tính cả năm 2024, giai đoạn 2023-2024 được coi là đỉnh đáo hạn TPDN với khối lượng đáo hạn lên tới gần 700.000 tỷ đồng.

Trước thực tế đã nêu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 65/2022/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Và mới đây, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ các nội dung như: hoãn thực hiện quy định tại Nghị định 65/2022 về xác định tư cách nhà đầu tư chuyên nghiệp trong vòng 1 năm; kéo dài thời gian với quy định yêu cầu xếp hạng tín nhiệm; cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn, hoán đổi trái phiếu đã phát hành;…

Đồng thời, đề nghị bổ sung thêm thông tin số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả điều kiện về nhà đầu chuyên nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được quy định về thời gian danh mục nắm giữ 180 ngày, thì điều chỉnh xuống còn 90 ngày.

>> “Khơi dòng” trái phiếu doanh nghiệp: Cần kết hợp các giải pháp ngắn và dài hạn

Đặc biệt, việc giãn thời gian thực hiện quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm là tích cực cho thị trường - Ảnh minh họa: ITN

Đặc biệt, việc giãn thời gian thực hiện quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tích cực cho thị trường – Ảnh minh họa: ITN

Đề xuất này của Bộ Tài chính ngay lập tức nhận được sự quan tâm của giới đầu tư, bởi, hiện tại có nhiều nhà đầu tư dưới chuẩn đang mua TPDN. Trong khi, theo quy định của Nghị định 65/2022 hiện hành, rất nhiều nhà đầu tư sẽ không đủ chuẩn chuyên nghiệp khiến sức hấp dẫn của thị trường TPDN đã suy giảm đáng kể khi niềm tin của nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Và đây cũng được cho là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh bán tháo trên thị trường chứng khoán trong năm 2022.

Thực tế thống kê cho thấy, trong năm 2022, nhà đầu tư cá nhân đã bán ròng 26.000 tỷ đồng, sau khi mua ròng hơn 58.000 tỷ đồng trong 2021.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Nghị định 65/2022 được cho sẽ giúp nhà đầu tư bớt đi nỗi lo về thời hạn “deadline”, giúp thị trường trái phiếu có thời gian đủ dài để thích nghi với quy định mới. Đồng thời, đề xuất lùi thời hạn áp dụng tiêu chuẩn nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng được cho là giải pháp “dọn đường” cho việc gia hạn/giãn nợ, tạo điều kiện để những nhà đầu tư dưới chuẩn tiếp tục được mua trái phiếu mới để doanh nghiệp đảo nợ.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những đề xuất sửa đổi trong Dự thảo Nghị định 65/2022, đặc biệt là việc bổ sung thêm thông tin số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, số lượng các nhà đầu tư đáp ứng được tất cả điều kiện về nhà đầu chuyên nghiệp, nhưng chưa đáp ứng được quy định về thời gian danh mục nắm giữ 180 ngày, thì điều chỉnh xuống còn 90 ngày, phù hợp với bối cảnh thị trường, khi hiện tại có hơn 60% là nhà đầu tư cá nhân.

Thông tin với báo chí, ông Huỳnh Minh Tuấn – Nhà sáng lập Công ty cổ phần FIDT đánh giá, việc giãn thời gian thực hiện quy định xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm là tích cực cho thị trường. Bởi Nghị định 65/2022 đã làm giảm số lượng nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kéo theo giảm lượng cầu.

“Đây là một bước hợp lý và cần thiết để vực dậy thị trường trái phiếu. Dự thảo sửa đổi cũng làm dễ dàng hơn điều kiện phát hành, gỡ khó một phần thanh khoản cho các doanh nghiệp bất động sản. Thời gian tới, làn sóng mua lại trái phiếu sẽ hạ nhiệt và áp lực đáo hạn trái phiếu cũng nhẹ nhàng hơn. Thứ hai, việc giãn thời gian phân phối trái phiếu sang 01/01/2024 sẽ giúp doanh nghiệp và các công ty chứng khoán “dễ thở” hơn và tăng khả năng thành công của các đợt phát hành trái phiếu”, ông Tuấn chia sẻ.

Còn ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán kiến thiết Việt nam kỳ vọng, các đề xuất trong Dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022 sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vực dậy thị trường trái phiếu trong năm 2023.

Theo ông Ngọc, Dự thảo này sẽ hoãn và giãn nhiều điều kiện rất chặt chẽ của Nghị định 65/2022, qua đó tạo thêm thời gian và không gian để thị trường trái phiếu vẫn hoạt động tốt trong năm 2023, hỗ trợ nhiều thanh khoản cho các doanh nghiệp, đang muốn phát hành trái phiếu mà có tài sản tốt như hiện tại.

“Việc Dự thảo sửa đổi Nghị định 65/2022 được phê duyệt sẽ giúp cải thiện thanh khoản của thị trường trái phiếu, đồng thời gia tăng giá trị phát hành trái phiếu trong thời gian tới, giúp nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ về nguồn vốn”, ông Đỗ Bảo Ngọc kỳ vọng.

[wpcc-script language=”javascript” src=”https://diendandoanhnghiep.vn/js/raty/jquery.raty.js”]

Đánh giá của bạn:

[wpcc-script]